Skip to content
    • 8h00 - 20h00
    • 0336 071 197
Đồ Thờ Hải NamĐồ Thờ Hải Nam

  • Menu
  • Banner Mobile3
  • Banner Header2
    DANH MỤC SẢN PHẨM
    • Đắp Động
      • Động Cảnh
      • Động Hổ
      • Đắp Động Sơn Trang
    • Tượng Giả Cổ
    • Tượng Hộ Pháp
    • Tượng thờ tam tứ phủ
    • Tượng Thờ Tam Bảo
    • Tượng Thiếp Vàng 9999
    • Bài Vị-Hòm Công Đức
    • Thiết kế phòng thờ bằng gỗ
    • Ông Voi-Ngựa Thờ
    • Hoành Phi Câu Đối Bằng Gỗ
    • Tượng Truyền Thần
    • Mẫu Cửa Võng
    • Công Trình Lớn Đã THi Công
    • Quạt Thờ
    • Sen Thờ
    • Tranh Tứ Phủ-Tranh Thờ
    • Ban Thờ-Án Gian
    • Đắp Động Sơn Trang
    • Động Hổ
    • Bát Bửu-Chấp Kích-Binh Khí
    • Ngai Ỷ-Đài Nến-Khung Ảnh
    • Tượng Phật Sơn Đồng
    • Đồ Thờ Sơn Đồng
    • Bát bửu – chấp kích – binh khí
    • Chấp tải
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Tin tức
  • Tư vấn
    • Hỏi Đáp
    • Chuyên Môn
  • Liên hệ
Trang chủ Giới thiệu

Giới thiệu

Giới thiệu làng nghề truyền thống Sơn Đồng Làng nghề Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Từ trung tâm thủ đô, đi ngược về hướng Tây theo đường Nguyễn Thái Học – Kim Mã – Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu, dọc theo Quốc lộ 32, rồi từ ngã tư thị trấn Trạm Trôi đi vào khoảng gần 2km là du khách đã đặt chân tới làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng.

Nơi đây được ví như là “thiên đường” về đồ thờ cúng hay đồ trạm khắc thủ công mỹ nghệ. Làng nghề Sơn Đồng với hơn 2514 hộ dân thì trong đó có tới hơn 80% số hộ làm và sinh sống bằng nghề này. Trong đó có hơn 4000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân giỏi. Người làng Sơn Đồng rất tài nghệ trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng như tượng Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, Phật Thích Ca, Phật A di đà, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa, cửa võng,….cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước. Không những thế, các vật thể kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đều có ghi đấu ấn của những đôi bàn tay khéo léo ,tài hoa của những nghệ nhân Sơn Đồng tham gia, như di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn…

A Nan Ca Diec

Cho đến giờ, lớp con cháu của làng gỗ Sơn Đồng không ai còn nhớ rõ xuất xứ của nghề, chỉ biết rằng sản phẩm của làng nghề đã được xác định từ hàng trăm năm nay. Hơn một trăm năm qua, người làng Sơn Đồng không chỉ tài tình trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng Phật nổi tiếng trong cả nước mà từ cái thời xa xưa ấy, người Sơn Đồng đã biết nhắc nhau phải luôn kính trọng nghề tổ tiên ban tặng cho mình: Nghề sơn, tạc tượng thờ – nghề đã tạo nên cho làng quê Sơn Đồng biết bao nghệ nhân có đôi tay tài hoa, được vua Khải Định ban thưởng; được người Pháp phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Từ vùng đất tổ Hùng Vương đến Nam thiên đệ nhất động – chùa Hương, bất cứ đâu trong cả nước, người ta cũng thấy có tượng thờ do chính bàn tay thợ gỗ Sơn Đồng chế tác. Một điều rất đặc biệt ở những người thợ làng gỗ này là mặc dù không có dấu hiệu gì trên các pho tượng, song ở đâu đâu người Sơn Đồng cũng dễ dàng nhận ra được những đường nét không thể lẫn của sản phẩm tượng gỗ làng mình. Họ đã nhìn vào đó để tự hào có nghề quý được kết tinh trong đôi bàn tay người thợ quê nhà mà người vùng khác muốn học cũng khó lòng theo được và còn để “khắc cốt ghi tâm” phải giữ tròn chữ tín cho nghề tổ. Khách thập phương sau này cũng vì kính nể chất lượng “độc nhất vô nhị” của sản phẩm làng nghề Sơn Đồng mà quyết một lần tìm đến thăm làng gỗ… Bí quyết nào khiến sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng được yêu thích, tạo nên uy tín với khách hàng đến vậy, trong khi trong cả nước có biết bao làng nghề cũng chuyên làm đồ thờ cúng như Sơn Đồng? Câu hỏi được chính những người đang làm công việc truyền, giữ nghề của làng giải thích rất mộc mạc, đơn giản: “Nhiều đời nay, người làng gỗ chỉ khắc cốt ghi tâm, một điều là phải biết, phải hiểu thế nào là: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Sự trân trọng của người thợ gỗ làng Sơn Đồng dành cho sản phẩm làng nghề của mình còn được biểu hiện trong cách cư xử, giao thiệp buôn bán hàng ngày. Ai ai ở mảnh đất này, từ người già cả trong làng đến các cháu nhỏ 2- 3 tuổi, thế hệ tương lai của làng gỗ, cũng biết gọi các sản phẩm gỗ này là “ông tượng, ngài tượng” một cách rất thành kính và xếp đặt theo ngôi thứ rõ ràng, khi chuyển hàng cho khách đều có vải đỏ phủ kín mình tượng. Nhiều thế hệ vẫn trung thành với nguyên liệu sơn tự nhiên dùng để sơn tượng, mà phải tự tay người thợ trong làng chế ra mới tin tưởng… Những việc làm nhỏ mà đầy hàm ý trân trọng ấy đã trở thành nếp nghề trong đầu mỗi người dân làng gỗ. Đối lại sự trân trọng ấy, nhiều người nơi xa tới thăm làng cũng dành những tình cảm trân trọng, ưu ái đặc biệt với người dân Sơn Đồng, người làm ra những sản phẩm được khắp nơi ngưỡng vọng, thờ cúng. Trăm năm, nét xưa còn lại…

Chuyên về sản phẩm tượng thờ, nên dù thể hiện sản phẩm theo cách thức nào, người thợ cũng phải tuân thủ theo tính chất tôn giáo một cách nghiêm khắc. Cái khó của chế tác tượng thờ còn là: Dù phải đảm bảo những yêu cầu trên nhưng cũng không được quá cứng nhắc mà phải giàu nét hiện thực với vẻ mặt dịu dàng, đôn hậu, có thiện có bi, dáng dấp tôn nghiêm vừa uy nghi vừa gần gũi với con người. Chỉ một nét chạm thôi, người thợ cũng có thể tạo nên cái thần cho cả một tác phẩm. Những yêu cầu này, bằng đôi bàn tay tài hoa, người thợ Sơn Đồng thể hiện rất tốt trên sản phẩm tượng gắn tên làng mình.
Cũng giống như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề sơn, tạc gỗ của Sơn Đồng cũng có quãng thời gian lắng đọng rồi mai một. Đấy là thời điểm cả nước đang dốc lòng chống Mỹ, nhiều đình, chùa được dỡ bỏ theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến, việc thờ cúng, hương khói tạm lắng xuống. Nhiều gia đình làm nghề tượng ở Sơn Đồng thời đó, đã chuyển sang làm các nghề khác như: Dệt vải, thêu ren, đan thảm len… cho phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khả năng nhạy bén trong kinh doanh có thể khiến đời sống kinh tế của người dân Sơn Đồng luôn ổn định trong những thời điểm khó khăn nhất nhưng lại không thể khiến lòng họ nguôi ngoai nỗi niềm đau đáu nhớ về nghề tổ. Nỗi niềm này đã được nhiều nghệ nhân thời đó như cụ Dậu, cụ Tường và một vài người khác… dồn cả vào các sản phẩm tượng gỗ khi đó với mục đích “làm cho đỡ nhớ nghề”. Chính vì vậy mà nghề gỗ của Sơn Đồng không những không bị mất đi mà còn được khôi phục nhanh chóng bắt đầu từ năm 1980, được duy trì, phát triển cho tới tận bây giờ.

Bắt đầu từ lớp học nghề sơn, tạc đầu tiên do cụ Nguyễn Đức Dậu đứng ra mở lớp với hơn 30 thanh niên trong làng hồ hởi tham gia học, nghề tạc tượng, điêu khắc của Sơn Đồng thật nhanh chóng đã sống lại với đầy đủ những nét tài hoa bao đời. Nhiều người trong làng cho rằng vì bọn trẻ lúc nhỏ luôn được ông, bà kể cho nghe những câu chuyện, những điển tích về Phật bà Quan Âm, về đức Liễu Hạnh,… mà ngấm dần vào máu thịt lúc nào không hay. Chúng được sống trong môi trường lúc nào cũng thấy cha, ông cần mẫn, đục đẽo nên chẳng xa lạ nữa, song cũng có không ít người lại khẳng định rằng đấy là cái tố chất khéo léo, tài hoa đặc biệt của người Sơn Đồng với nghề truyền thống. Cách giải thích nào cũng có lý, cũng thật tự nhiên Cho đến nay, bên cạnh lớp nghệ nhân xuất sắc, ở làng gỗ Sơn Đồng, người ta còn thấy có cả một thế hệ thợ sơn, tạc trẻ trung, sức dài vai rộng và đặc biệt rất chí thú theo nghề tổ. Lớp trung niên ở làng gỗ, tay nghề giỏi có đến hơn 40 người, mỗi người một thế mạnh khác nhau, đang được chọn lựa, đề nghị cấp trên phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Trong làng, có hơn 200 hộ sản xuất chuyên nghiệp, có tổ hợp sản xuất chưa kể hàng nghìn công lao động khác. Không chỉ làm nghề ở làng mà hiện giờ ở khắp nơi trong cả nước, từ thành cổ Sơn Tây, chùa Đỏ Hải Phòng, Văn Miếu Quốc Tử Giám… đến cố đô Huế, người thợ Sơn Đồng đem tài hoa làng nghề làm công việc khôi phục, gìn giữ những nét xưa lịch sử.

Hoc Tac Tuong

Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
0336 071 197
Sản phẩm mới
  • Co Doi TƯỢNG CÔ ĐÔI GIẢ CỔ DTHN75 Liên Hệ
  • Co Bo TƯỢNG CÔ BƠ GIẢ CỔ DTHN74 Liên Hệ
  • Co Chin TƯỢNG CÔ CHÍN GIẢ CỔ DTHN73 Liên Hệ
  • Co Chin TƯỢNG CÔ CHÍN DTHN72 Liên Hệ
  • Doi Co TƯỢNG CÔ CHÍN- CÔ BA DTHN71 Liên Hệ
Tin tức mới
  • Mẫu tượng thờ tứ phủ đẹp, nét mặt phúc hậu có hồn như người thật Chức năng bình luận bị tắt ở Mẫu tượng thờ tứ phủ đẹp, nét mặt phúc hậu có hồn như người thật
  • Tranh khắc gỗ đẹp phổ biến nhất hiện may Chức năng bình luận bị tắt ở Tranh khắc gỗ đẹp phổ biến nhất hiện may
  • Nội thất gỗ óc chó có ý nghĩa phong thuỷ ra sao Chức năng bình luận bị tắt ở Nội thất gỗ óc chó có ý nghĩa phong thuỷ ra sao
  • Tốp mẫu nhà gỗ cổ truyền đẹp mê hồn tại Việt Nam Chức năng bình luận bị tắt ở Tốp mẫu nhà gỗ cổ truyền đẹp mê hồn tại Việt Nam
  • Trong bàn thờ gia tiên thường có mấy bát hương? Chức năng bình luận bị tắt ở Trong bàn thờ gia tiên thường có mấy bát hương?
Banner Sidebar1

Liên kết ban beghost win 11 pro full/

cách trồng hoa lan

Hotline liên hệ:

Icon Telephone
0336 071 197
(Tất cả các ngày trong tuần )

Kết nối với chúng tôi

Liên hệ

Đồ Thờ Hải Nam

  • Địa chỉ: Cây Xăng Sơn Đồng – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
  • Phone: 0336 071 197
  • facebook.com/dothohainam

Download phần mềm miễn phí

Hỗ trợ khách hàng
  • Chính sách và quy định chung
  • Chính sách giao hàng
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
Fanpage Facebook
Facebook Fanpage 360x240 300x200
  • Hotline: 0336 071197
  • Nhắn tin qua Zalo
  • Nhắn tin qua Facebook
Copyright 2020 © Đồ Thờ Hải Nam All rights reserved. | Thiết kế bởi Web Bách Thắng
  • DANH MỤC SẢN PHẨM

  • Đắp Động
    • Động Cảnh
    • Động Hổ
    • Đắp Động Sơn Trang
  • Tượng Giả Cổ
  • Tượng Hộ Pháp
  • Tượng thờ tam tứ phủ
  • Tượng Thờ Tam Bảo
  • Tượng Thiếp Vàng 9999
  • Bài Vị-Hòm Công Đức
  • Thiết kế phòng thờ bằng gỗ
  • Ông Voi-Ngựa Thờ
  • Hoành Phi Câu Đối Bằng Gỗ
  • Tượng Truyền Thần
  • Mẫu Cửa Võng
  • Công Trình Lớn Đã THi Công
  • Quạt Thờ
  • Sen Thờ
  • Tranh Tứ Phủ-Tranh Thờ
  • Ban Thờ-Án Gian
  • Đắp Động Sơn Trang
  • Động Hổ
  • Bát Bửu-Chấp Kích-Binh Khí
  • Ngai Ỷ-Đài Nến-Khung Ảnh
  • Tượng Phật Sơn Đồng
  • Đồ Thờ Sơn Đồng
  • Bát bửu – chấp kích – binh khí
  • Chấp tải
  • MENU

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Tin tức
  • Tư vấn
    • Hỏi Đáp
    • Chuyên Môn
  • Liên hệ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?