Động sơn trang là động thờ ai?
Như động ngũ hổ thờ các chúa hổ, thì trong động sơn trang thờ các chúa sơn trang. Ngày xưa, khi con người vẫn ở thưở sơ khai, chúng ta đâu có ở nhà cao cửa rộng như bây giờ, con người khi đó vẫn ở trong các hang núi đá, sơn động lớn mà mẹ tự nhiên tạo ra, các sơn động vừa là nhà, cũng là nơi lẩn tránh các loài động vật săn mồi như hổ, báo, là nơi cho chúng ta hơi ấm, cho chúng ta những nguồn thức ăn để hình thành nên nền văn minh ngày nay. Và như thể để cảm ơn mẹ tạo hóa, chúng ta tôn thờ những hình ảnh chúa động sơn trang như đức mẹ ban phước lành trong các chùa, đền, điện, phủ để ghi nhớ ngày xưa như thế nào, và cũng cầu mong chúng ta không bao giờ quay lại thời điểm trước đây nữa.
Thờ động sơn trang có từ thời nào?
Trong tín ngưỡng tâm linh của người việt, việc thờ động sơn trang là một trong những nghi thức lâu đời nhất, thậm chí còn lâu hơn cả thờ thần ngũ hổ hay thờ phật giáo, nó đã đi vào sâu thẳm tiềm thức từ thời Âu Lạc- An Dương Vương, cách thời đại của chúng ta gần 3000 năm, nghĩa là từ xa xưa, chúng ta đã có tục thờ chúa sơn trang rồi.
Trước khi có tục lệ thờ tứ phủ trở nên thịnh hành cách thời điểm của chúng ta khoảng 600 đến 800 năm khi bắt đầu việc thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh trở thành phổ biến, và văn hóa thờ tứ phủ trở nên thịnh, thì việc thờ động chúa sơn trang là tách biệt và riêng rẽ. ở đây ta có thể thấy rằng, việc thờ tứ phủ nổi tiếng có sự bắt nguồn từ thuật thờ Cung sơn trang, mà nói đến đây, ta cũng hiểu, văn hóa thờ cúng của việt nam được hợp nhất, duy trì, cũng như phát huy như thế nào?
Việc hợp nhất thờ động sơn trang vào tứ phủ là thể hiện điều gì?
Việc đưa động sơn trang hợp vào với tứ phủ thể hiện rằng chúng ta có một dân tộc đoàn kết, sự hợp nhất của 53 dân tộc thiểu số như mường, dao, thái…, với người kinh vốn chiếm đa số, chúng ta có 54 dân tộc anh em, thân thiết, không coi nặng tính phân biệt, là nét đẹp của văn hóa Việt từ ngàn xưa.
Điều này nói lên rằng toàn bộ đất nước Nam không có sự thay đổi, trường tồn những giá trị phi vật thể từ ngàn xưa, và nó cũng đã được dân tộc ta xây dựng trong các cuộc chiến giành tự do trước và sau này. Toàn bộ 54 dân tộc chung thờ 1 vị thánh thần, chung thờ cha mẹ, tổ tiên. Điều này càng được khắc ghi sau khi nhà Hậu Lê do Lê Lợi đại phá quân Minh và lên ngôi Hoàng đế, liên hiệu Lê Thái Tổ.
Động thờ chúa sơn trang là ai?
Tận sâu thẳm lòng người đến lễ chỉ biết cúng vái những vị thánh nhân mà không biết rõ về lai lược của người họ vừa lễ là thất lễ với người trên vì thế chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra những gì ta còn thiếu và sau đó bạn sẽ biết tên họ để người đời khi hỏi bạn, bạn cũng hiểu và người kia cũng biết về chúa động sơn trang là ai?
Ở đây, tại cung sơn trang mà có thể gọi là động sơn trang hay tòa sơn trang, ta có thể bắt gặp 3 vị công chúa, gọi là tam chúa sơn trang.
Người đầu tiên là Công chúa Lê Mại, được gọi với cái tên Thanh Sơn đại vương quản trưởng sơn lâm, là người lớn nhất trong tam chúa, người uy vũ trị vì chúa sơn trang.
Người thứ 2 là Lê Bình công chúa, người được gọi với cái tên Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công chúa quản sơn trang thứ 2 trong tam trang.
Người thứ 3 Quế Hoa công chúa, người được gọi là Diệu nghĩa thiên sư, cai quản tam trang trong động.
Theo các sử sách ghi lại, nhiều tài liệu ghi chép cho rằng tục thờ Động sơn trang là của dân tộc Mường ở các tỉnh miền núi phía bắc và được thờ tụng từ rất lâu đời nay. Các chúa Mường thường có sự uy mãnh nhưng không kém phần giản dị. Từ thời các vị vua Hùng, Âu lạc đã có hình ảnh của các chúa Mường, nên từ đó nhân dân ta coi họ là Chúa động sơn trang. Trong các sách về lịch sử cổ đã nói Chúa Mường Sắc Tướng Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa, 3 vị tối linh quyền hành 1 cõi.
Một số mẫu động sơn trang đẹp của Đồ Thờ Hải Nam
Đồ Thờ Hải Nam luôn đặt uy tín lên hàng đầu mục đích để xây dựng thương hiệu riêng nên chúng tôi không ngừng ra mắt những mẫu mã mới.
Số điện thoại đặt hàng: 0336071197
Cuối cùng Đồ Thờ Hải nam xin kính chúc quý khách ngày mới vui vẻ.